Thế nào là sức khỏe toàn diện?
Sức khỏe toàn diện là trạng thái thoải mái về tinh thần, thể chất, cảm xúc, tâm trí và mối quan hệ xã hội, không đơn thuần hướng đến tình trạng không có bệnh hoặc thương tật. Nghiên cứu mới nhất của Nielsen cho thấy, thực hành chăm sóc sức khỏe toàn diện đã vượt qua kế hoạch ổn định công việc, để trở thành mối quan tâm hàng đầu của người Việt ngày nay. Lý do tại sao chúng ta nên quan tâm, tăng cường sức khỏe tối ưu ở toàn bộ khía cạnh, hãy cùng Seta Việt Nam Clinic tìm hiểu trong phần tiếp theo!
Vì sao nên quan tâm sức khỏe toàn diện?
Sức khỏe là tài sản quý giá trong cuộc đời của mỗi người. Một sức khỏe vững vàng cho bạn điểm tựa an tâm, giàu động lực để tự tin theo đuổi ước mơ, chinh phục thành công, cũng như tận hưởng hành trình hạnh phúc. Đặc biệt, trong bối cảnh con người phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải (thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh), kế hoạch chăm sóc sức khỏe phải được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, nhằm giảm tình trạng “hụt hơi” về tinh thần, thể chất, cũng như tài chính do chi phí y tế phát sinh.
Đã 3 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, người dân trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã ngày càng “trưởng thành” trong quan niệm chăm sóc sức khỏe. Giờ đây, quan tâm sức khỏe toàn diện không chỉ tập trung “lắng nghe” tình trạng cơ thể nhiều hơn, mà còn phải chủ động dự phòng, tiếp cận và sở hữu “lá chắn” tài chính vững vàng, nhằm bảo vệ bản thân và gia đình trước rủi ro bệnh tật bất ngờ.
Hy vọng, mỗi người có thể thấu hiểu, đầu tư cho sức khỏe là một phi vụ có lời chứ không lỗ và hành động ngay hôm nay, để tương lai ngày mai được bảo vệ, tiếp nối cuộc sống khỏe mạnh, an yên và trọn vẹn.
Bí quyết bảo vệ sức khỏe toàn diện theo 5 khía cạnh
Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe toàn diện là không tập trung duy nhất một yếu tố. Thay vào đó, tất cả khía cạnh liên quan đến con người phải được nâng cao và phát triển đầy đủ, nhằm duy trì trạng thái tốt nhất từ trong ra ngoài.
3.1. Sức khỏe thể chất
Một cơ thể khỏe mạnh đến từ nền tảng thể chất vững vàng. Trong đó, cách chăm sóc sức khỏe thể chất bao gồm: thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập thể thao thường xuyên.
– Đối với chế độ dinh dưỡng
Để xây dựng bữa ăn tốt cho sức khỏe, bạn nên chú trọng bổ sung dinh dưỡng. Cụ thể là nhóm bột đường (khoai lang, các loại đậu, gạo lứt) giúp cơ thể tràn đầy năng lượng; nhóm chất đạm (thịt nạc, cá, trứng) điều tiết hoạt động sống và tăng cường hệ miễn dịch; nhóm chất béo (bơ, hạt chia, dầu oliu) giúp hấp thu các loại vitamin tan trong dầu và cuối cùng, nhóm vitamin – khoáng chất (rau xanh lá đậm, quả hạch và hạt, trái cây) hỗ trợ cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý không lây nhiễm mãn tính.
Trong chế biến thực phẩm, hãy ưu tiên phương pháp luộc hoặc hấp, thay vì chiên, xào và rán tạo ra chất béo bão hòa, có hại cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, cần lưu ý không tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, màu nhân tạo, muối (natri) và đường tự do bởi những chất này sẽ khiến sức khỏe đề kháng suy giảm, tăng nguy cơ thừa cân – béo phì, viêm dạ dày hoặc thậm chí ung thư.
Các loại gia vị như đường và muối phải được cắt giảm đáng kể, trong đó không tiêu thụ quá 5g muối/ngày và đối với đường, khuyến khích bạn nên sử dụng ít hơn 30g/ngày. Đặc biệt, bạn nên tập thói quen uống nước, tối đa 2 lít nước/ngày, bao gồm nước lọc, sữa, nước ép trái cây hoặc sinh tố, để nâng cao miễn dịch tối ưu, cân bằng hoạt động của cơ thể và qua đó, cải thiện sức khỏe thể chất.
– Đối với chế độ sinh hoạt
Một lối sống khỏe mạnh, ít nguy cơ bệnh tật, yêu cầu mỗi người nên ngủ đúng giờ và đủ giấc (tối đa 8 tiếng/ngày), không thức khuya thường xuyên, cũng như cân bằng công việc hợp lý.
Ngoài ra, bí quyết để tăng cường sức khỏe thể chất nằm ở tình yêu đối với bản thân. Khi tình yêu đủ lớn, hãy bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của môi trường xung quanh, như là thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời, đeo khẩu trang để ngăn chặn bụi bẩn, vệ sinh thân thể mỗi ngày, nói không với chất kích thích hoặc định kỳ đi khám sức khỏe.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người nên chủ động kiểm tra tổng quát mỗi 6 tháng/lần, để có cơ hội phát hiện và tầm soát rủi ro bệnh nan y. Hơn hết, lợi ích khi khám sức khỏe đều đặn giúp bạn chuẩn bị chiến lược điều trị kịp thời, tăng cơ hội chữa lành hiệu quả, cũng như tiết kiệm chi phí đáng kể.
– Đối với chế độ vận động
Hoạt động thể thao thường xuyên giúp tăng cường thể lực và sức bền dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, khi thiết lập lối sống vận động, điều này góp phần kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, đột quỵ và thậm chí ung thư. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến khích, bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để thực hiện bài tập như chạy bộ, đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
Song song đó, hãy kết hợp tập aerobic ít nhất 150 phút/tuần, giúp ổn định sức khỏe thể chất, giảm đi tình trạng mệt mỏi. Nếu bạn có nhu cầu giảm cân hoặc cải thiện sức mạnh cơ bắp thì bài tập nâng tạ, sử dụng máy tạ và huấn luyện thể trạng ít nhất 2 lần/tuần là gợi ý đáng cân nhắc.
Cần lưu ý, hoạt động thể chất phải phù hợp với độ tuổi, công việc, điều kiện sức khỏe và sở thích của mỗi người. Không nên luyện tập quá sức và quá tải, để thói quen vận động được diễn ra đều đặn, từ đó nâng cao sức khỏe tối ưu, duy trì tuổi thọ lâu dài.
3.2. Sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần là trạng thái cân bằng giữa tư duy và tâm lý, dễ dàng đối phó với căng thẳng thông thường, từ đó duy trì thái độ sống lạc quan, cũng như hiệu suất làm việc hiệu quả. Đây là một trong những khía cạnh của chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp mỗi người hạnh phúc tự tại trong tâm hồn, kiểm soát mọi việc tốt hơn dù ở bất kỳ tình huống khó khăn thế nào.
Hiện nay, cách chăm sóc tinh thần vững vàng, bao gồm: biện pháp sinh học (thuốc men, hóa dược), biện pháp tự kiểm soát tâm lý, biện pháp trị liệu tâm lý với chuyên gia
– Đối với biện pháp sinh học
Khi đối diện với vấn đề trở ngại, người có tinh thần tốt dễ dàng tìm ra khía cạnh tích cực và biện pháp giải quyết nhanh chóng.
Ngược lại, người có tinh thần bất ổn, ngoài mang theo tâm lý tiêu cực, còn có tác động xấu đến sức khỏe thể chất, giảm khả năng xử lý công việc và ảnh hưởng đến quan hệ xung quanh. Lúc này, một trong những giải pháp điều trị rối loạn tinh thần là sử dụng thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu hoặc thuốc ổn định tâm trạng.
Nhìn chung, biện pháp sinh học được khuyến khích trong trường hợp một người có biểu hiện mất ổn định tinh thần trong thời gian dài. Không nên tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, do thuốc điều trị gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
– Đối với biện pháp tự kiểm soát tâm lý
Để nâng cao sức khỏe tinh thần, bạn nên xây dựng chiến lược ổn định tâm lý, bằng cách động viên tích cực cho bản thân. Thay vì phải nói “mình quá thất bại, vô dụng và đáng trách”. Hãy thử nói “mình đã không làm tốt như mong đợi, nhưng không có nghĩa là mất đi hy vọng, lần sau chắc chắn thực hiện tốt hơn”.
Ngoài ra, một bí quyết giúp kiểm soát tâm lý hữu hiệu là tập trung tạo ra khoảnh khắc tốt đẹp ở hiện tại. Điển hình như tận hưởng một bữa ăn ngon, đi mua sắm cùng với bạn bè, nghe nhạc, đọc sách hoặc xem phim yêu thích, giúp bản thân quên đi cảm xúc tiêu cực hoặc trải nghiệm khó khăn trong quá khứ.
– Biện pháp trị liệu tâm lý với chuyên gia
Bằng cách tham gia một buổi trị liệu riêng tư, chia sẻ toàn bộ cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm tiêu cực, lúc này chuyên gia đóng vai trò như người bạn đang lắng nghe, có thể đưa ra lời khuyên và gợi ý cho bạn giải pháp tốt nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Nếu không muốn trị liệu tâm lý với người lạ, bạn có thể tâm sự với bạn bè hoặc bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Nghiên cứu của đại học Harvard (Mỹ) cho thấy, mối quan hệ thân quyến, hỗ trợ từ cộng đồng có tác động tích cực đến cơ thể và não bộ, góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm nguy cơ trầm cảm, rối loạn nhận thức hoặc rối loạn tâm lý ở một người.
3.3. Sức khỏe cảm xúc
Khoa học đã chứng minh, cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Ví dụ, khi đối mặt với biến cố nghiêm trọng như mất người thân, chắc chắn cảm xúc hoàn toàn tiêu cực, từ cảm giác sốc chối bỏ, cho đến đau khổ và xúc động.
Một chuỗi tâm trạng bất ổn xảy ra trong thời gian dài, có thể khiến tâm lý bị chấn động, rơi vào trạng thái kiệt quệ và đôi khi hình thành rối loạn tinh thần như trầm cảm, hội chứng nỗi đau phức tạp (complicated grief). Cùng với tinh thần suy sụp, cơ thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng bất ổn về thể chất, như: đau lưng, đau ngực, đau đầu, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi nhiều, mất ngủ, viêm dạ dày hoặc cao huyết áp.
Nếu cảm xúc tiêu cực kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và thể chất của bạn, hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Lúc này, bác sĩ có thể đưa ra đề xuất, giúp bạn thoát khỏi trạng thái phiền muộn, đồng thời rèn luyện kỹ năng cân bằng cảm xúc cá nhân.
– Thừa nhận cảm xúc
Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy, chấp nhận cảm xúc tiêu cực là bí quyết giúp tâm trạng trở nên thoải mái, cải thiện tinh thần và sức khỏe thể chất tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể tập thói quen viết nhật ký mỗi ngày, đôi khi khóc thỏa thích trong vòng tay của người thân hoặc hát trong nhà tắm để giải phóng nội tâm căng thẳng, loại bỏ cảm giác khủng hoảng đã tích tụ quá nhiều trong thời gian dài.
– Vượt qua tổn thương trong quá khứ
Đối với sự kiện ám ảnh trong quá khứ, mỗi người nên học cách chấp nhận để không còn cảm xúc tiêu cực. Cố gắng sống tốt cho hiện tại và tương lai, dành nhiều thời gian để theo đuổi đam mê, hoài bão hoặc công việc yêu thích. Đôi khi, điều này tạo ra động lực tích cực, giúp bạn trở nên vui vẻ và sau đó, hoàn toàn quên lãng chấn thương tâm lý trước đây.
– Thực hiện bài tập chuyển động
Chuyển động và cảm nhận bản thân là cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực đang tồn tại. Theo nhận định của chuyên gia, cách này tiếp cận đến hầu hết bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là vùng ngực và bụng – nơi lưu trữ cảm xúc khủng hoảng chưa được giải phóng. Một số bài tập chuyển động như yoga, bài tập thở bộ, thiền định và đi bộ được khuyến khích thực hiện mỗi ngày, để quản lý cảm xúc và tinh thần tích cực.
3.4. Sức khỏe tâm trí
Sức khỏe tâm trí là trạng thái hài lòng và thỏa mãn trong nhận thức, bằng cách thanh lọc suy nghĩ quá tải, tăng khả năng tập trung, giúp mỗi người xử lý công việc hoặc đương đầu với khó khăn hiệu quả. Dưới đây là 3 cách loại bỏ áp lực trong tâm trí của bạn:
– Chấp nhận sai sót bản thân
Nhân vô thập toàn – không có ai hoàn hảo về mọi thứ. Vì vậy, hãy thừa nhận và chấp nhận sai sót của bản thân. Đừng cho phép suy nghĩ tội lỗi lấn át tâm trí của bạn. Điều này khiến não bộ trở nên khủng hoảng trong thời gian dài. Tốt nhất là thẳng thắn đối mặt với thực tế, không dồn nén hay cố gắng né tránh. Nhờ vậy, bạn dễ dàng nhận ra khuyết điểm, bắt đầu nỗ lực để cải thiện và từ đó, tâm trí trở nên được thoải mái, không còn xuất hiện phản ứng tiêu cực.
– Thực hiện thiền chánh niệm (tĩnh tâm)
Đây là giải pháp làm dịu tâm trí, giảm suy nghĩ phiền muộn và giúp não bộ thư giãn. Cách thực hiện thiền chánh niệm chủ yếu tập trung vào hơi thở. Cụ thể, nếu thần kinh rơi vào trạng thái căng thẳng do xuất hiện quá nhiều ý nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng hít thở thật sâu, giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng. Điều này giúp bạn bình tâm trở lại, cân bằng tâm trí và tinh thần ổn định.
– Chủ động dọn dẹp nhà cửa
Đôi khi, nhà cửa bừa bộn có thể khiến đầu óc trở nên khó chịu, bức bối và phiền muộn. Do đó, giải pháp thanh lọc, tối giản tâm trí hiệu quả là bạn nên dành thời gian dọn dẹp mỗi tuần.
Nguyên tắc dọn dẹp là hãy tập trung làm sạch mỗi phòng, thay vì “gặp đâu dọn đó” khiến bạn mất thời gian và công sức. Ví dụ, nếu bạn muốn dọn dẹp phòng bếp thì hãy bắt đầu sắp xếp đồ vật (cốc, chén, tô, chảo, xoong nồi) ngăn nắp. Đừng quên lau chùi tủ lạnh và đồ dùng được bảo quản tại đây. Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên bố trí đồ vật sử dụng thường xuyên ở vị trí thuận tiện và đừng ngại cho đi món đồ không dùng đến nhiều tháng nay, thậm chí cả năm.
Đối với đồ vật không thuộc về nhà bếp như sách vở, hãy gom lại và đặt vào đúng vị trí sau khi đã dọn xong nhà bếp. Một lưu ý nữa khi dọn dẹp nhà cửa, bạn nên phân biệt đâu là “rác vô dụng” và “đồ vật vô giá”. Điều này nhằm phục vụ mục đích tái chế, quyên góp hoặc cho đi món đồ không cần thiết, giúp ngôi nhà trở nên rộng rãi, không còn lộn xộn và quá tải mọi thứ giống như trước đây.
3.5. Về mối quan hệ xã hội
Cuối cùng, một trong những khía cạnh quan trọng của chăm sóc sức khỏe toàn diện là cải thiện mối quan hệ xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy, quan hệ gia đình, họ hàng và bạn bè có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tổng thể. Ví dụ, ở độ tuổi từ 57 – 91, cảm giác cô đơn gây ra tăng huyết áp, trong khi ở độ tuổi từ 12 – 18, cảm giác cô đơn tăng nguy cơ viêm nhiễm cao hơn so với tác nhân lười vận động.
Hiện nay, khuyến nghị từ chuyên gia, bạn nên tích cực xây dựng quan hệ hòa hợp, cũng như tăng cường kỹ năng xã hội, để dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh. Dưới đây là bí quyết tạo thiện cảm trong giao tiếp, mở rộng tương tác trong cuộc sống:
– Cởi mở và chân thành
Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quan hệ xã hội là chân thành, tin cậy và cởi mở. Hãy thể hiện thái độ hòa đồng và thân thiện để mọi người cảm thấy bạn là một người dễ gần, từ đó mong muốn trò chuyện, gần gũi hơn với bạn đấy.
– Không ngừng nuôi dưỡng mối quan hệ
Đối với quan hệ đã thiết lập từ trước như quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, hãy nỗ lực nuôi dưỡng và phát triển để tình cảm ngày càng gắn kết. Ví dụ, nếu đã lâu không gặp bạn bè, hãy chủ động liên lạc và tạo ra cuộc hẹn như đi mua sắm, ăn uống, xem phim để “làm mới” mối quan hệ. Trong gia đình, hãy ghi nhớ ngày sinh nhật, để tặng quà, gửi lời chúc tốt đẹp nhằm đem lại niềm vui tích cực cho người thân.
– Lắng nghe và thấu hiểu
Mỗi cá nhân là một thực thể sống động, có suy nghĩ và chính kiến khác nhau. Vì thế, rất khó để đưa ra quan điểm đồng nhất. Giải pháp là trong tập thể, mỗi người nên hạ thấp cái tôi cá nhân, đừng áp đặt định kiến, suy nghĩ của bản thân vào người khác. Hãy lắng nghe và thấu hiểu để thúc đẩy xây dựng mối quan hệ hài hoà, lành mạnh và tốt đẹp trong xã hội.
Như vậy, để bảo vệ sức khỏe toàn diện, đòi hỏi mỗi người phải tập trung cải thiện vào 5 khía cạnh trên đây. Đây là bí quyết giúp bạn sống vui sống khỏe mỗi ngày, song chưa thật sự đầy đủ. Quan trọng khi đứng trước cuộc sống đang tiềm ẩn rủi ro bất ngờ, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến “sức khỏe tài chính”, tạo ra một điểm tựa vững chắc về tiền bạc để được an tâm chăm sóc, chu toàn cho bản thân và những người thân yêu.
4. Chăm sóc sức khỏe chủ động – “liều vắc xin” hiệu quả cho sức khỏe tài chính
Ngày nay, chăm sóc sức khỏe chủ động được xem như “liều vắc xin” hiệu quả cho sức khỏe tài chính của bạn. Điều này giúp cho gia đình bạn song hành tích lũy và đầu tư, giúp một người hạn chế biến cố bất ngờ về sức khỏe, qua đó vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Qua đó, gia đình bạn chủ động có thêm kiến thức để an tâm đối phó bệnh tật, tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh lâu dài.
Đặc biệt, chăm sóc sức khỏe toàn diện và chủ động cũng là cách thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm bảo vệ gia đình bạn. Nhờ vậy, trong cuộc sống tương lai, bạn có thể tưởng tượng “một bức tranh” tươi sáng khi cả nhà cùng nhau tận hưởng hành trình hạnh phúc, toàn diện cả về sức khoẻ lẫn nền tảng tài chính.